Từ điển
Dịch văn bản
 
Tất cả từ điển
Tra từ
Hỏi đáp nhanh
 
 
 
Kết quả
Vietgle Tra từ
Chuyên ngành Anh - Việt
Advanced Peer-to-Peer Networking
|
Tin học
Mạng đồng đẳng nâng cao (viết tắt là APPN)
APPN được IBM giới thiệu vào năm 1985 và được tích hợp vào SNA ( Systems Network Architecture). Nó cung cấp các dịch vụ mạng đồng đẳng tương tự nhưng không hoàn toàn giống TCP/IP . Một trong những lý do chính để IBM giới thiệu APPN là cung cấp các dịch vụ máy tính khách/dịch vụ cho những người dùng có thể chuyển tới TCP/IP hay các dịch vụ khác. APPN có thể chạy trên token ring , Ethernet , FDDI ( Fiber Distributed Data Interface), ISDN ( Integrated Services Digital Network), X.25 , SDLC ( Synchronous Data Link Control), và các mạng tốc độ cực cao khác như S-ISDN ATM . APPN ra đời dựa trên quan điểm: máy tính mạng tự thân có đầy đủ năng lực xử lý để kiểm soát việc quản lý phiên làm việc và việc định tuyến. APPN chuyển một số dịch vụ khác nhau từ điều khiển tập trung thành điều khiển phân quyền hoạt động trong mối quan hệ đồng đẳng. Trong mô hình SNA cũ, các máy tính lớn phải điều khiển các phiên làm việc. Trong mô hình APPN, các máy trạm sẽ tự thiết lập và duy trì các phiên làm việc của riêng chúng. APPN là một phần bản sửa chữa SNA của IBM và thường được gọi là " SNA mới" . APPN vẫn được tích hợp chặt chẽ với SNA , và sử dụng giao thức LU 6. 2 của SNA có tên giao dịch là APPC ( Advanced Program-to-Program Communications). Bên cạnh đó, APPN còn bổ sung giao diện ứng dụng mới hơn đó là CPI-C ( Common Programming Interface for Communications). APPN được so sánh với OSI TCP/IP như trong Hình A- 6. - APPC: Được giới thiệu vào đầu thập niên 1980, còn gọi là LU 6. 2. APPC chính là hệ giao tiếp ứng dụng của APPN. Bằng cách cung cấp một phương thức qua đó những ứng dụng trên các hệ thống riêng lẻ có thể giao tiếp với nhau mà không cần một hệ thống máy chủ. Nó làm cho quyền điều khiển không còn tập trung ở máy tính lớn nữa và cho phép các thiết bị lập trình được, như máy vi tính chẳng hạn, tự điều khiển các phiên làm việc riêng của chúng. - CPI-C: CPI là tập hợp các API cung cấp một môi trường chung cho việc thực hiện các chương trình trên những nền IBM khác nhau. Hiện nay IBM đã bổ sung CPI trong Networking Blueprint của họ và còn hỗ trợ cả các giao thức OSI TCP/IP nữa. APPN cung cấp các dịch vụ theo tuyến cho các phiên làm việc APPC . Môi trường tuyến chứa hệ đẳng cấp như trong Hình A- 7. - EN ( end node - nút cuối) : Một EN là một máy tính có hệ điều hành riêng. Nó chuyển giao thông tin về chính nó và bất kỳ tài nguyên nào gắn với nó (có tính cục bộ) cho các NN ( network node - nút mạng) kế liền nó khi đăng nhập vào mạng. Nút mạng đó giữ thông tin này và cung cấp cho các nút khác trên mạng APPN đó. Điều này làm giảm nhu cầu xem xét mọi EN khi thiết lập các phiên làm việc. Các máy tính lớn và trung bình của IBM cũng như các hệ thống AIX hay UNIX và các máy tính để bàn chạy OS/2 là các nút cuối. Các hệ thống lớn hơn này cũng có thể là các nút mạng. - NN ( network node - nút mạng) : Một NN là một nút tuyến phục vụ việc vận chuyển giữa các nút cuối. Các NN trao đổi thông tin theo tuyến về topo mạng với các NN khác khi có sự thay đổi. Để duy trì độ rộng dãi tần ( bandwidth ), chỉ những thông tin vừa thay đổi mới được trao đổi. Vì thế NN phục vụ giống như là nhà phân phối kho thông tin mạng. Tính năng lưu trữ này "phát triển theo thời gian" khi ngày càng có nhiều tuyến được bổ sung vào danh sách, làm giảm nhu cầu xem xét tuyến. Các máy tính mini AS/ 400 của IBM, các bộ định tuyến ( router ) 6611 của IBM và các bộ điều khiển màn hình 3174 là các thiết bị có thể phục vụ như các NN. - CNN ( composite network node - nút mạng ghép) : Một CNN cung cấp các mối giao tiếp giữa một khu vực phụ ( subarea) SNA và APPN. Mạng khu vực phụ này - có thể chứa một nút VTAM ( Virtual Telecommunication Access Method) và một số lượng không hạn chế nút NCP ( Network Control Program) - cạnh tranh với một NN. Chú ý rằng VTAM cung cấp cho người dùng quyền truy cập tới các tài nguyên và thông tin mạng, còn CNP là chương trình điều khiển chạy trên một IBM FEP ( front-end processor - bộ xử lý tiền tiêu) như một máy IBM 3745 chẳng hạn. - LEN ( low-entry node - nút mục nhập thấp) : Mộ LEN có thể tham gia vào một phiên làm việc với một nút LEN khác trên mạng, nhưng nó cần những dịch vụ của một nút mạng để có thể làm được việc đó. Nút mạng này có thể là một phần của một mạng cục bộ hay được nối trực tiếp vào nút LEN đó. Các máy PC chạy DOS là một ví dụ về các nút LEN vì chúng không có khả năng hoạt động như các nút cuối. Mặt khác OS/2 có đầu đủ khả năng của một nút cuối. - BN ( border note - nút biên) và EBN ( extended border note - nút biên mở rộng) : Chi nhánh của một mạng APPN có thể thực hiện được nếu một buổi truyền tin trên mạng trở nên dư thừa. Viện phân chia mạng này cô lập buổi truyền tin đó với các mạng con nào đó. BN hay EBN truyền thông tin theo tuyến giữa các mạng con. Xem thêm APPC ( Advanced Program-to-Program Communications), HPR ( High-Performance Routing), SAA ( Systems Application Architecture), và SNA ( System Network Architecture)